Điện toán đám mây (Cloud Computing) sẽ đưa sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao đến mọi đối tượng theo nhu cầu, với thời gian nhanh hơn và chi phí rẻ hơn. Tương lai không xa, Private Cloud sẽ là xu hướng tất yếu cho Doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng Công nghệ thông tin
Trung tâm dữ liệu (data center) là nơi tập trung các hệ thống như: nguồn, lưu trữ và các ứng dụng cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của trung tâm dữ liệu chính là trung tâm của kiến trúc hệ thống CNTT, nơi mà truyền tải tất cả các dữ liệu, thông tin phục vụ kinh doanh. Trong quá trình thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm dữ liệu, cần đặc biệt chú trọng đến các tính năng hiệu suất hoạt động, độ tin cậy, ổn định và khả năng mở rộng.
Cơ sở hạ tầng mạng là một kết cấu cung cấp truy cập an toàn cho người dùng đầu cuối tới các dịch vụ của Trung tâm dữ liệu, và là cơ sở hạ tầng cho việc phát triển, kết nối, và tập trung các thành phần chia sẻ của Trung tâm dữ liệu khi cần, bao gồm các ứng dụng, các hệ thống máy chủ, thiết bị và các hệ thống lưu trữ. Một hệ thống mạng Trung tâm dữ liệu được xây dựng và lập kế hoạch tốt cung cấp khả năng bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu và dịch vụ, tối ưu hóa các ứng dụng về mặt hiệu năng và độ sẵn sàng, cho phép đáp ứng một cách nhanh chóng những yêu cầu thay đổi về mặt thị trường, về mức độ ưu tiên trong kinh doanh và sự phát triển công nghệ. Do đó công nghệ Private Cloud là giải pháp tối ưu hóa CNTT cho danh nghiệp
1. Network
Trong mô hình Private Cloud, cần có 3 loại network sau:
- Management network: kết nối các thành phần như NFS/Storage (kèm theo là các switch/firewall/router tương ứng) với Hypervisor (như XenServer/Vmware/hyperV hosts). Các Bare Metal (physical server) phải có 1 NIC cho management network.
- Service network: dùng để kết nối các Virtual Machine. Mỗi Bare metal (physical server) được cài một hypervisor (phần mềm ảo hóa như Xen Server, Vmware ESXi hay Hyper-V) sẽ cần ít nhất 1 card mạng riêng cho service network này.
- Public network: như tên gọi, mạng này cho phép kết nối các cloud-node tới Internet. Mạng này cho phép các Virtual Machine của các cloud-node được phép truy cập từ internet.
- Ngoài ra đối với kiến trúc phức tạp, nếu cần có thể có thêm Storage network để kết nối các cloud node với các hệ thống Storage chuyên dụng hỗ trợ ảo hóa
2. Kiến trúc Private Cloud
- Management server: Tối thiểu 1 server vật lý cho management server dùng quản trị hệ thống cloud, users…., server này không đòi hỏi cấu hình xử lý cao cũng như không cần storage lớn.
- Cloud server (node): Tối thiểu 1 server vật lý cho cloud server, server này đòi hỏi cấu hình xử lý cao nhưng không cần storage lớn. khi hệ thống cần mở rộng, sẽ mở rộng thêm các Cloud Server này.
- NFS đóng vai trò kho chứa image các OS và phần mềm cần cho các Virtual Machine. Tối thiểu 1 NAS/SAN hoặc một Server được cấu hình với vai trò NFS Server. Server này không đòi hỏi cấu hình cao nhưng cần storage lớn để chứa các dữ liệu cần được backup.
- 2 Switch, 1 switch để kết nối mạng Management (kết nối Cloud Server <-> NFS <-> Firewall) và 1 switch kết nối mạng Service (Cloud Server <-> Firewall).
- 1 Firewall (cung cấp kết nối cho 3 mạng, management, service vàpublic).
CÁC LỢI ÍCH TRIỂN KHAI PRIVATE CLOUD
- Xây dựng được các máy chủ mạnh hơn bằng cách tổng hợp tài nguyên từ các máy chủ cấu hình thấp.
- Xây dựng được hệ thống máy chủ ổn định hơn nhờ khả năng phân tán, tự động snapshot, sao lưu và tự động migrating khi một trong các hệ thống máy chủ vật lý có sự cố.
- Linh hoạt trong việc triển khai, sao lưu, phục hồi khi sự cố xảy ra.
- Rút ngắn thời gian trong việc triển khai dịch vụ (chỉ chọn kích cỡ máy chủ, nơi triển khai, nơi backup, số lượng máy chủ, lựa chọn OS và launch).
- Bảo mật hơn nhờ hệ thống Security Group tích hợp.
- Giúp người dùng thay đổi cách tư duy về việc setup, triển khai một hệ thống..